CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 783/CCTKV17-QLDN1 |
Long An, ngày 08 tháng 5 năm 2025 |
Kính gửi: |
Công ty TNHH MTV Bibica Miền Tây; |
Trả lời văn bản số 01/CV-THUE-BBC ngày 22/4/2025 của Công ty TNHH MTV Bibica Miền Tây (gọi tắt là Công ty) về việc cấn trừ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2024. Chi cục Thuế có ý kiến như sau:
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội. Tại khoản 1 Điều 60 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.…”
Tại điều 55 quy định về thời hạn nộp thuế:
“1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau…”
- Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
“1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a) Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
a.3) Tổ chức trả thu nhập có số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa thì thực hiện bù trừ theo quy định tại điểm a.1, a.2 khoản này. Số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi quyết toán được xác định bằng (=) số thuế nộp thừa của cá nhân uỷ quyền quyết toán trừ (-) số thuế còn phải nộp của cá nhân uỷ quyền quyết toán; tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm trả cho cá nhân uỷ quyền quyết toán số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa khi tổ chức chi trả quyết toán thuế thu nhập cá nhân....
2. Trình tự, thủ tục bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
a) Người nộp thuế có khoản nộp thừa bù trừ với khoản nợ, khoản thu phát sinh theo quy định tại điểm a.1, a.2, a.3 khoản 1 Điều này thì không phải gửi hồ sơ đề nghị bù trừ khoản nộp thừa đến cơ quan thuế. Cơ quan thuế thực hiện tự động bù trừ trên hệ thống quản lý thuế theo quy định về kế toán nghiệp vụ thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này và cung cấp thông tin cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 69 Thông tư này…”
- Căn cứ công văn số 828/TCT-KK ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Tổng cục Thuế về việc triển khai cung cấp thông tin số thuế TNCN đã nộp thay cho cá nhân:
“ Tổng cục Thuế triển khai việc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức chi trả thu nhập) khi nộp thuế TNCN đã khấu trừ của cá nhân là người lao động vào ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế, thực hiện cung cấp thông tin về số thuế TNCN đã nộp thay cho từng cá nhân, cụ thể:
1. Phạm vi, đối tượng: Tổ chức chi trả thu nhập nộp số thuế TNCN thay cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
2. Thông tin thu thập: Số tiền thuế TNCN tổ chức chi trả thu nhập đã nộp thay cho từng cá nhân theo chứng từ nộp thuế TNCN, bao gồm: Thông tin chung của chứng từ nộp NSNN; thông tin chi tiết của từng cá nhân được khấu trừ nộp thay (MST, Tên NNT, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền đã nộp NSNN, số thuế đã nộp thừa kỳ trước được bù trừ (nếu có))….”
Công ty phải thực hiện nhập các chỉ tiêu trong “DS chi tiết số tiền nộp thuế TNCN đã nộp thay”
“+ Các chỉ tiêu cần nhập:
• Kèm theo chứng từ nộp NSNN:
…
• Chỉ tiêu [08] Tổng số tiền đã nộp NSNN: Bắt buộc nhập số nguyên >0
• Chỉ tiêu [09] Tổng số tiền nộp thừa kỳ trước được bù trừ (nếu có): Nhập số nguyên >=0
• Cột (2) MST: Bắt buộc nhập, không được nhập trùng MST giữa các dòng
• Cột (3) Tên NNT: Bắt nhập nhập, định dạng text
• Cột (4) Số tiền đã khấu trừ: bắt buộc nhập số nguyên >0
• Cột (5) Số tiền đã nộp NSNN: Hiển thị mặc định = cột (4), cho phép sửa định dạng số nguyên >=0. Tổng cột (5) phải = chỉ tiêu [08]
• Cột (6) Số nộp thừa kỳ trước được bù trừ (nếu có): Nhập số nguyên >=0. Tổng cột (6) phải = chỉ tiêu [09]
…”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh số tiền thuế nộp thừa từ quyết toán TNCN thì được trừ vào số tiền thuế phát sinh phải nộp của lần tiếp theo có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp thừa.
Trường hợp Quyết toán thuế TNCN năm 2024, Công ty phát sinh số tiền thuế nộp thừa của cá nhân ủy quyền quyết toán thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu còn thừa Công ty không phải cung cấp “DS chi tiết số tiền nộp thuế TNCN đã nộp thay” do không có chứng từ nộp thuế.
Đề nghị Công ty căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, đối chiếu với quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện đúng quy định.
Chi cục Thuế trả lời cho Công ty được biết và thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
|
KT. CHI CỤC
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.